Trang

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

"Thành phố buồn" xuất hiện tại Tp. Mới tỉnh Bình Dương

Hàng trăm biệt thự, nhà phố tại thành phố mới Bình Dương đang bị bỏ hoang, số khác thi công còn dở dang. Nhiều dự án dù đã giới thiệu ra thị trường nhiều năm nay nhưng vẫn chưa thành hình.
"Thành phố buồn" xuất hiện tại Tp. Mới tỉnh Bình Dương

Khu biệt thự lâu đài bị bỏ hoang tại bình dương

Thành phố vắng bóng người
Theo anh H.M.Hưng (ngụ quận 4, TP.HCM), 10 năm trước, sau khi có thông tin Bình Dương sẽ xây dựng thành phố mới, gia đình anh đã mua mảnh đất hơn 300m2 gần khu công nghiệp Mỹ Phước 3 để xây phòng trọ. Anh đã gom góp và vay thêm ngân hàng với số tiền 800 triệu đồng để xây dựng 8 nhà trọ với ý định cho công nhân thuê.
Tuy nhiên, từ khi xây dựng đến nay, nhà trọ của gia đình anh chỉ có lác đác vài người thuê một hai căn, còn lại để trống. Do việc kinh doanh thất thu nên gia đình anh Hưng quyết định rao bán khu nhà trên nhằm thu hồi vốn và trả nợ; thế nhưng để bán lại những căn nhà này không phải là điều dễ dàng. Mặc dù rao bán nhiều năm nay, song không mấy ai mặn mà với khu nhà trọ của anh Hưng.
Theo anh Hưng, không chỉ dãy trọ của anh mà nhiều dãy trọ và các khu đô thị lân cận ở thành phố mới đều vắng bóng người. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nay. Đáng chú ý, do quá vắng người nên nhiều chủ nhà đã cho thuê những căn nhà phố sang trọng hoặc đang tìm cách bán lại cho nhà người khác.
“Khu vực này có hạ tầng đầy đủ, sạch sẽ, khang trang, cái gì cũng có nhưng lại thiếu con người. Nhiều người đã mua nhà nhưng chưa ai muốn dọn về đây sinh sống lâu dài. Bản thân gia đình tôi cũng vậy, dù mua đất ở Bình Dương nhưng chúng tôi vẫn sinh sống và làm việc ở TP.HCM. Tôi cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến nhà đất khu vực này vẫn trầm lắng suốt nhiều năm qua”, anh Hưng cho biết.
Đúng như lời anh Hưng, tại thành phố mới Bình Dương, dọc theo tuyến đường Đồng Khởi và Lê Lợi hay đối diện trung tâm hành chính Bình Dương, hiện tại có rất nhiều khu nhà phố được xây dựng khang trang, đẹp đẽ. Thế nhưng, trái ngược với sự khang trang đó là sự vắng vẻ đến khó tin.
Cả dãy phố với hàng chục căn nhà nhưng chỉ lèo tèo vài ngôi nhà mở cửa, còn lại đều “cửa đóng then cài”. Hay như quán cà phê, trong một khu phố sang trọng nhưng chỉ lác đác vài ba quán cà phê nhưng đều vắng khách.
Không riêng gì nhà phố, hàng trăm biệt thự tại thành phố mới cũng đang bị bỏ hoang, số khác thi công còn dở dang. Nhiều dự án dù đã giới thiệu ra thị trường nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa thành hình. Điều này trái ngược với lời giới thiệu về thành phố mới Bình Dương đáng sống.

Giá quá tầm tay đại bộ phận người dân

Từ năm 2014, thị trường bất động sản Bình Dương được nhiều người kỳ vọng trở nên sôi động hơn nhờ sự kiện Bình Dương dời trung tâm hành chính về thành phố mới. Thế nhưng, không được như kỳ vọng, sau nhiều năm thành phố mới Bình Dương đi vào hoạt động, bài toán đưa dân về khu vực này dường như không phù hợp so với thực tế.
Thời gian gần đây, mặc dù nhiều dự án hạ tầng giao thông kết nối TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai đã và đang được đầu tư, song thị trường địa ốc Bình Dương vẫn rất trầm lắng.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nguyên nhân lớn khiến thị trường bất động sản Bình Dương không thu hút được người về ở là do giá nhà còn quá cao, không phù hợp với thu nhập chung của người dân trong khu vực.
“Giá bất động sản Bình Dương quá cao khiến cho phần đông dân cư là công nhân và người có thu nhập trung bình chưa thể tiếp cận khu vực này để sinh sống. Đây cũng là lý do khiến thành phố vắng vẻ”, ông Châu nói.
Đồng quan điểm với ông Châu, đại diện một sàn giao dịch bất động sản tại Bình Dương cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều dự án nhà ở, nhưng giá bán căn hộ đều trên 15-20 triệu đồng/m2. Không chỉ vậy, giá nhà đất ở thành phố mới cũng không thu hút được nhiều nhà đầu tư.
“Một căn nhà liền kề tại đây có diện tích hơn 100m2 nhưng giá từ 3 - 5 tỉ đồng, đối với biệt thự có mức giá trên 10 tỉ/căn. Với số tiền này, nhiều người có thể dễ dàng tìm kiếm một mảnh đất có diện tích tương tự tại các quận huyện vùng ven TP.HCM. Do đó, thành phố mới rất khó để thu hút các nhà đầu tư về đây”, đại diện này nhận định.
Trong khi đó, theo một chuyên gia bất động sản, mức giá nhà đất tại thành phố mới chỉ phù hợp với chuyên gia nước ngoài, Việt kiều… Thế nhưng, phần lớn những đối tượng này lại thuê nhà tại TP.HCM, vì được công ty hỗ trợ đi lại và có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ cuộc sống sinh hoạt hơn tại Bình Dương. Trong khi đó, dân Bình Dương đa số là công nhân, người lao động nhập cư thì mức giá đó chắc chắn ngoài tầm tay. Chuyên gia này cho rằng cũng chính vì lý do này mà đa số nhà liền kề ở đây đều rất vắng người ở.

Theo: báo VietNamBiz

Xem Thêm: 


Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Tòa nhà "ba cây nhan" Thuận Kiều Plaza hồi sinh mạnh mẽ

Nằm trong khu thương mại quận 5 nhưng luôn bế tắc do thiết kế có phần bị sai lệch làm cho tòa nhà trở nên đìu hiu nhưng nay Tòa nhà "ba cây nhan" Thuận Kiều Plaza hồi sinh mạnh mẽ.
Tòa nhà "ba cây nhan" Thuận Kiều Plaza hồi sinh mạnh mẽ
Toàn nhà Thuận Kiều Plaza tọa lạc trên con đường lớn của quận 5

Thuận Kiều Plaza sẽ hồi sinh như thế nào:

Khối đế của 3 tòa nhà sẽ là khu thương mại, trong khi 648 căn hộ vẫn chưa có kế hoạch khai thác.
Sau nhiều năm kinh doanh thất bại và được bán lại cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Thuận Kiều Plaza đang được cải tạo diện mạo và thay đổi mục đích kinh doanh. Dự kiến khu thương mại tại khối đế của 3 tòa nhà sẽ mở cửa giữa tháng 6 tới đây, với tên gọi mới là The Garden Mall.
Trong khi đó, phần căn hộ chủ đầu tư vẫn chưa có kế hoạch khai thác.
Tòa nhà "ba cây nhan" Thuận Kiều Plaza hồi sinh mạnh mẽ
Thuận Kiếu Plaza thay đổi mạnh mẽ khi có chủ mới

Thiết kế lại toàn bộ khu thương mại

Chia sẻ với Zing.vn, ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Truyền thông Công ty Saigon Signature, đơn vị quản lý, vận hành và cho thuê toàn dự án The Garden Mall, cho biết khu thương mại với diện tích 25.000 m2 thuộc khối đế của 3 tòa nhà Thuận Kiều Plaza, nay là The Garden Mall, sẽ được đưa vào hoạt động trước.
Tuy nhiên, việc khai trương toàn bộ khu thương mại có thể tiến hành khoảng tháng 9, sau khi hoàn tất cải tạo tầng 4 thành Khu văn hóa Việt Nam.
Toàn bộ màu sắc và công năng của tòa nhà đều được thay đổi

Đây cũng là tầng trên cùng của khu thương mại, dự kiến gồm 3 khu chức năng chính là khu mua sắm, giải trí văn hóa dân gian, khu ẩm thực và một sân khấu rộng 300 m2.
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Anh, đơn vị này đang thiết kế lại gần như toàn bộ bên trong khu thương mại của Thuận Kiều Plaza trước đây, bao gồm 3 tầng nổi (tầng 1, 2, 3).
Cụ thể, thiết kế của tòa nhà này trước đây có nhược điểm là nhiều trụ cột, trần nhà thấp, lại có nhiều vách ngăn để chia thành các kiot bán hàng bên trong khu thương mại. Nhược điểm này khiến không gian chật chội, không thoáng đãng.
Chính vì thế chủ đầu tư mới sẽ bố trí lại không gian và màu sắc, nhằm tạo thành một trung tâm thương mại với không gian mở và hiện đại hơn, xoá bỏ ấn tượng về các lối đi chật hẹp, ngột ngạt của khu thương mại trước đây.
“Tiêu chí của chúng tôi là sự thoáng đãng và mát mẻ. Quy hoạch kiến trúc thời đó (1999) có những bất cập, dẫn đến nhiều lời đồn không hay trước đây của tòa nhà”, ông Hoàng Anh nói.
Vị này cũng khẳng định chủ đầu tư mới không lo ngại những đồn đại thiếu căn cứ khoa học trước đây.
Thông tin từ chủ đầu tư mới, trung tâm thương mại này sẽ nghiêng về kinh doanh các dịch vụ mua sắm, vui chơi, giải trí và đặc biệt là ẩm thực, nhằm đáp ứng nhu cầu của cư dân tại quận 5 và các quận lân cận.
Điểm nhấn của tòa nhà này sau cải tạo là Khu văn hóa Việt Nam (tên gọi tạm thời) với diện tích 8.000 m2 nằm tại tầng 4 các tòa nhà. Khu vực này dự kiến gồm nhiều khu chức năng nghiên về văn hóa và nghệ thuật, như: sân khấu nghệ thuật, khu ẩm thực, khu trưng bày sản phẩm truyền thống, đi kèm trải nghiệm nghề truyền thống với nghệ nhân như gốm sứ, thủ công mỹ nghệ.... Đây giống như một phần không gian sáng tạo nghệ thuật cộng đồng dành cho giới trẻ.
“Chúng tôi muốn biến nơi đây trở thành một khu vườn nhiệt đới”, đại diện nhà đầu tư nói thêm.

Căn hộ Thuận Kiều Plaza vẫn chưa có kế hoạch khai thác

Riêng 648 căn hộ tại 3 tòa tháp Thuận Kiều Plaza trước đây, chủ đầu tư mới cho biết vẫn chưa có kế hoạch khai thác.
Thuận Kiều Plaza được xây dựng từ năm 1994 đến năm 1999, do liên doanh Kings Harmony Int MTV của Hong Kong và Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Sài Gòn (trực thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn) làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, thiết kế ban đầu của các căn hộ ở đây mang quá nhiều tương đồng với đặc trưng các căn hộ tại Hong Kong thời điểm đó, với trần nhà thấp, không gian chật chội, nên không phù hợp với thói quen sinh hoạt của các gia đình.
Đại diện Saigon Signature cho biết phần nhược điểm trong cấu trúc và thiết kế căn hộ trước đây dự kiến sẽ được khắc phục. Khoảng 2-3 tháng nữa chủ đầu tư mới cung cấp thông tin cụ thể hơn việc các căn hộ sẽ được thay đổi như thế nào, công năng sử dụng và chính sách bán ra sao.
Chủ đầu tư cũng đang trong quá trình làm việc với UBND quận 5 và các cơ quan quản lý liên quan, trước khi bắt tay vào cải tạo với khu căn hộ.
Theo báo VietNamBiz

Xem thêm: 

G

Grabcar bị ngăn cản hoạt động tại Đà Nẵng

Grabcar chỉ duy nhất hoạt động ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Tại sao một thành phố lớn như Đà Nẵng vẫn chưa đưa mô hình này vào hoạt động, nguyên nhân do đâu
Grabcar bị ngăn cản hoạt động tại Đà Nẵng

Loại hình grabcar vẫn chưa đưa vào sử dụng tại Đà Nẵng

Việc ngăn cản GrabTaxi hoạt động của Đà Nẵng đang làm thiệt hại quyền lợi của người tiêu dùng.

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn đã có văn bản đề nghị tạm thời chưa triển khai dịch vụ GrabCar trên địa bàn TP. Lý do là việc triển khai ứng dụng GrabCar không phù hợp với quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi tại TP. Theo ông Tuấn, việc triển khai GrabCar tại Đà Nẵng thời điểm hiện tại sẽ làm tăng số lượng ô tô dưới chín chỗ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của taxi.

Ngăn truy cập vào GrabCar, Uber

Sau công văn của phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Lê Văn Trung, Giám đốc Sở GTVT TP Đà Nẵng, Phó Trưởng ban Thường trực Ủy ban An toàn giao thông TP, tiếp tục có công văn gửi Công an TP, Sở TT&TT yêu cầu triển khai các biện pháp ngăn chặn GrabCar và Uber hoạt động trên địa bàn TP.

Theo ông Trung, hình thức vận tải hành khách bằng ô tô dùng ứng dụng phần mềm GrabCar, Uber trên điện thoại di động vẫn diễn ra lén lút trên địa bàn. “Đây là hình thức hoạt động kinh doanh vận tải chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự vận tải trên địa bàn” - ông Trung cho hay.

Ông Trung đề nghị Sở TT&TT chỉ đạo các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các nhà mạng 3G trên địa bàn TP thực hiện việc ngăn chặn mọi kênh truy cập vào phần mềm ứng dụng GrabCar, Uber. Đề nghị Công an TP điều tra làm rõ hình thức hoạt động trái phép của GrabCar, Uber trên địa bàn; phối hợp với Sở GTVT để kiểm tra, xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải trái phép.

Trong báo cáo ngày 24-2 gửi Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, giám đốc Sở GTVT TP Đà Nẵng cho biết trong tháng 1 và 2 đã kiểm tra và xử phạt tám trường hợp xe không hợp đồng vận chuyển, trong đó có ba trường hợp nghi GrabCar.

Chỉ mình Đà Nẵng nói không

Việc TP Đà Nẵng cấm cản Grabtaxi hoạt động là trái với đề nghị của Bộ GTVT. Cụ thể, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị TP Đà Nẵng cùng Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh và Khánh Hòa thí điểm ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay Thủ tướng đã đồng ý giao bộ này triển khai thí điểm tại năm tỉnh, thành trên đến hết năm 2018, sau đó sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm có cho phép nhân rộng hay không.

Việc Đà Nẵng mạnh tay ngăn chặn loại hình kinh doanh mới này khiến dư luận đặt câu hỏi: “Phải chăng TP đang muốn bảo hộ cho hoạt động của taxi truyền thống?”. Bởi cách làm này của TP Đà Nẵng đang làm mất đi quyền được lựa chọn của người dân trong việc đi lại.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại diện GrabCar tại Đà Nẵng cho hay việc TP Đà Nẵng không đồng ý triển khai loại hình kinh doanh GrabTaxi khiến công ty hết sức khó khăn. “Tại các địa phương khác, chúng tôi không vấp phải khó khăn nào nhưng Đà Nẵng thì ngăn. Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của Bộ GTVT về kinh doanh vận tải” - vị này nói. Cũng theo đại diện GrabCar tại Đà Nẵng, đơn vị này muốn đối thoại với lãnh đạo TP để tìm hướng giải quyết triển khai loại hình GrabCar tại Đà Nẵng.

Thiệt thòi cho người tiêu dùng

Ông Lữ Bằng, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP Đà Nẵng, cho rằng việc ngăn cản GrabCar hoạt động là không phù hợp. “Trong xã hội phát triển nhiều loại hình kinh doanh vận tải khác nhau thì người dân sẽ được hưởng lợi. Việc cấm cản loại hình nói trên là hoàn toàn sai, gây bất lợi và làm thiệt hại quyền lợi của người dân” - ông Bằng nhấn mạnh.

Theo ông Bằng, TP Đà Nẵng nên tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách để các loại hình kinh doanh trên có điều kiện cạnh tranh lành mạnh. Vấn đề của các cơ quan chức năng chính là quản lý họ để chống trốn thuế, vi phạm pháp luật chứ không phải cấm đoán. “Người dân có quyền được lựa chọn đi phương tiện nào phục vụ tốt hơn, giá cả hợp lý hơn và an toàn hơn” - ông Bằng nói.

Theo: Báo Việt Nam Biz