Trang

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Một số dự án lớn của công ty của Út 'trọc' Đinh Ngọc Hệ hoàn thành chưa lâu đã có nhiều bất cập.

Dự án BOT cầu Việt Trì mới, dự án nâng cấp và cải tạo Quốc lộ 1A đoạn TP Nha Trang - Khánh Hòa... là 2 trong những dự án quy mô lớn của công ty Út "trọc", hoàn thành chưa lâu đã xuống cấp. 

Một số dự án lớn của công ty của Út 'trọc' Đinh Ngọc Hệ hoàn thành chưa lâu đã có nhiều bất cập.

tiet lo ve cac du an do cong ty thai son cua ut troc dinh ngoc he dau tuNhững điều ít biết về doanh nghiệp của Út 'trọc' Đinh Ngọc Hệ
tiet lo ve cac du an do cong ty thai son cua ut troc dinh ngoc he dau tuÚt "trọc" Đinh Ngọc Hệ - ông chủ kín tiếng của BOT cầu Việt Trì

Ngày 20/12, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa có buổi gặp mặt các cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu trên địa bàn TP Đà Nẵng nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt, ông Trương Quang Nghĩa đã có phát biểu gây sự chú ý lớn từ dư luận: "Ở đây có Vũ "nhôm" mà mọi người đang nói thì ở ngoài bắc, trong quân đội có nói về Út "trọc", cũng thượng tá cả. Quan điểm là người của ai thì đơn vị đó phải xử lý. Quân đội vừa xử lý, bắt Út "trọc" rồi".

Phát biểu của ông Trương Quang Nghĩa khiến nhiều người băn khoăn Út "trọc" là ai và đang làm gì, sở hữu những tài sản nào.

Được biết, ông Út "trọc" tên thật là Đinh Ngọc Hệ - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn. Đây là một công ty thành viên của Tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng, được thành lập năm 2009.

Công ty này hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: Đầu tư xây dựng các công trình giao thông cầu đường, các công trình dân dụng và quốc phòng, khai thác khoáng sản; vận tải hàng hóa đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; khai thác kho bãi logistics; đầu tư xây dựng và khai thác các khu du lịch sinh thái, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, đô thị; các khu vui chơi, giải trí; phân phối bia rượu nước giải khát; kinh doanh nhà hàng, khách sạn…

Các dự án của công ty Út 'trọc' Đinh Ngọc Hệ

Một trong những dự án có quy mô lớn mà Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn tham gia đầu tư đó là Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu Việt Trì mới (hay còn gọi cầu Hạc Trì).

tiet lo ve cac du an do cong ty thai son cua ut troc dinh ngoc he dau tu

Dự án BOT cầu Việt Trì. Ảnh nguồn: Internet.

Dự án cầu Hạc Trì có tổng vốn đầu tư hơn 1.828 tỷ đồng, được chỉ định cho Liên danh nhà đầu tư gồm: Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh - Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn (Liên danh CIENCO1 - Yên Khánh - Thái Sơn).

Để thực hiện dự án, Liên danh này đã lập ra công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì với vốn điều lệ 265 tỷ đồng. Tỷ lệ góp vốn của các thành viên Liên danh nhà đầu tư lần lượt là CIENCO1 20% (53 tỷ đồng), Yên Khánh 40% (106 tỷ đồng) và Thái Sơn 40% (106 tỷ đồng).

Dự án này được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2932/QĐ-BGTVT ngày 25/9/2013 và chính thức khởi công xây dựng ngày 30/11/2013.

Đến ngày 19/05/2015, cầu Hạc Trì chính thức đi vào thông xe.

Ngày 2/3/2016, Tổng cục Đường bộ cho phép đặt trụ bê tông chắn tại hai đường dẫn lên cầu Việt Trì cũ, với lý do cầu yếu không an toàn. Tất cả xe ô tô phải qua cầu Hạc Trì với mức phí thấp nhất là 35.000 đồng/lượt xe dưới 12 chỗ, cao nhất là 180.000 đồng/lượt từ 18 tấn trở lên.

Theo thông tin từ Thời báo Tài chính Việt Nam, Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn còn tham gia đầu tư nhiều dự án xây dựng hạ tầng có quy mô lớn trên cả nước như: Dự án nâng cấp và cải tạo Quốc lộ 1A đoạn TP Nha Trang - Khánh Hòa theo hình thức trái phiếu chính phủ; thi công dự án kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ máy bay - Cảng hàng không Pleiku…

tiet lo ve cac du an do cong ty thai son cua ut troc dinh ngoc he dau tu

Quốc lộ 1A đoạn qua xã Vĩnh Lương, Nha Trang xuống cấp. Ảnh: VOV.

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa được đầu tư theo hình thức BOT và trái phiếu Chính phủ với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, được chia làm 4 dự án. Trong đó, Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn làm chủ dầu tư dự án đoạn từ TP Nha Trang - Khánh Hòa. Các dự án đều được triển khai thi công từ ngày 15/12/2013 và hoàn thành vào nửa cuối năm 2015.

Theo phản ánh của VOV, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa sau khi đưa vào sử dụng một thời gian ngắn trên tuyến đường này đã xuất hiện hàng loạt vị trí xuống cấp, buộc các nhà thầu phải sửa chữa.

Đến nay, sau hai năm sử dụng, ổ voi, ổ gà ngày càng dày đặc. Tình trạng xuống cấp nặng nhất là đoạn qua huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, phía Bắc tỉnh Khánh Hòa.

Dự án kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ máy bay Cảng Hàng không Pleiku có chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam –ACV, đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn. Dự án nhằm kéo dài thêm 600 m để đủ 2.400 m đường cất hạ cánh, xây dựng thêm 2 vị trí sân đậu máy bay để phục vụ máy bay Airbus A321).

tiet lo ve cac du an do cong ty thai son cua ut troc dinh ngoc he dau tu
Dự án kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ máy bay Cảng Hàng không Pleiku do Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn thi công. Ảnh: Internet.

Dự án được được khởi công ngày 28/9/2014 và hoàn thành trong năm 2015, với tổng kinh phí gần 944 tỷ đồng, được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn ngân sách của UBND Tỉnh Gia Lai, cùng với Quỹ đầu tư phát triển và khấu hao của ACV.

Ngoài ra, hồi cuối tháng 2/2016, Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn và Công ty cổ phần tập đoàn Đức Bình (Liên danh Thái Sơn - Đức Bình) đã có tờ trình gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xin tham gia đầu tư dự án cảng hàng không Vũng Tàu theo hình thức PPP. Tuy nhiên, nội dung này chưa được phê duyệt.

Trước đó, tháng 7/2014, theo đề nghị của Bộ GTVT, Thủ tướng đồng ý chủ trương dời sân bay Vũng Tàu hiện hữu (P.9, TP Vũng Tàu) đến đảo Gò Găng.

Theo quy hoạch phát triển hàng không đến 2020, có tính đến 2030, của Bộ GTVT năm 2009, Vũng Tàu được quy hoạch là cảng hàng không nội địa phục vụ cho trực thăng, bay taxi nội vùng, công suất 100.000 khách/năm, 500 tấn hàng hóa/năm.

Tuy nhiên, sau khi có dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai), tháng 12/2015, Bộ GTVT kiến nghị điều chỉnh cảng hàng không Vũng Tàu thành sân bay "chuyên dùng".

Đến tháng 6/2016, Chính phủ giao Bộ GTVT nghiên cứu chuyển cảng hàng không Vũng Tàu thành sân bay "chuyên dùng".


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.