Ngày 20/4, cửa hàng cuối cùng của thương hiệu cà phê tới từ Australia này tại Grand View, Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM) đã chính thức đóng cửa. Như vậy, toàn bộ các cửa hàng Gloria Jean’s Coffees đã rời cuộc chơi tại Việt Nam.
Gloria Jean’s sao không nói lời tạm biệt cà phê Việt Nam |
Trên Fanpage của Gloria Jean’s Coffees, những thông tin cập nhật mới nhất cũng từ cuối năm 2016, website tại Việt Nam cũng đã đóng cửa.
Doanh nhân Hoàng Khải, chủ cửa hàng Gloria Jean’s Coffees cuối cùng vừa mới đóng cửa tại Việt Nam, cho biết cửa hàng của ông là một trong những tiệm kinh doanh thành công nhất trong chuỗi Gloria Jean’s Coffees tại Việt Nam. Tuy nhiên, cửa hàng đã phải đóng cửa từ ngày 20/4.
Lý do sự rút lui này được ông Khải đưa ra vì công ty mẹ bên Australia đã hết hợp đồng với công ty phía Việt Nam.
Cũng theo ông Khải, Gloria Jean’s Coffees là thương hiệu nổi tiếng ở châu Á, nhưng phải rút khỏi Việt Nam do không biết cách thâm nhập vào một thị trường cà phê béo bở như Việt Nam.
Gloria cũng đã không chịu đào sâu nghiên cứu thị trường với tính chất cạnh tranh khốc liệt ở mức độ cao. Bên cạnh đó, việc gia nhập thị trường mới còn mang tính chất may rủi, do thị trường quyết định chứ không phải cứ thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài mang vào Việt Nam là thành công.
Doanh nhân Hoàng Khải, chủ cửa hàng Gloria Jean’s Coffees cuối cùng vừa mới đóng cửa tại Việt Nam, cho biết cửa hàng của ông là một trong những tiệm kinh doanh thành công nhất trong chuỗi Gloria Jean’s Coffees tại Việt Nam. Tuy nhiên, cửa hàng đã phải đóng cửa từ ngày 20/4.
Lý do sự rút lui này được ông Khải đưa ra vì công ty mẹ bên Australia đã hết hợp đồng với công ty phía Việt Nam.
Cũng theo ông Khải, Gloria Jean’s Coffees là thương hiệu nổi tiếng ở châu Á, nhưng phải rút khỏi Việt Nam do không biết cách thâm nhập vào một thị trường cà phê béo bở như Việt Nam.
Gloria cũng đã không chịu đào sâu nghiên cứu thị trường với tính chất cạnh tranh khốc liệt ở mức độ cao. Bên cạnh đó, việc gia nhập thị trường mới còn mang tính chất may rủi, do thị trường quyết định chứ không phải cứ thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài mang vào Việt Nam là thành công.
Là thương hiệu nổi tiếng nhưng Gloria Jean’s không thế xâm nhập vào thị trường cà phê Việt |
Năm 2006, tập đoàn cà phê đa quốc gia này đến Việt Nam thông qua hợp đồng nhượng quyền với một công ty trong nước.
Ông Billy Sin, Giám đốc kinh doanh khu vực châu Á của Gloria, khẳng định Việt Nam cũng giống như Thái Lan, Malaysia... là thị trường tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ đồ uống. Là nước xuất cà phê lớn nhất, nhì thế giới, nhưng Việt Nam chỉ có thế mạnh về cà phê vối Robusta (cà phê rang mộc), còn Gloria Jean's tập trung phát triển cà phê Arabica, nên sẽ không chịu ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, đến năm 2012, Gloria Jean's mới chỉ mở được 6 cửa hàng tại khu vực TP.HCM. Thậm chí, cửa hàng Gloria Jean’s Coffees trên đường Đồng Khởi đã bị đóng cửa do chi phí thuê mặt bằng quá cao, lợi nhuận không đủ để bù đắp.
Đến cuối năm 2016, Gloria Jean's chỉ còn 2 cửa hàng tại Việt Nam, một tại khu vực hồ Con Rùa và một tại Grand View, Phú Mỹ Hưng.
Trước Gloria Jean’s Coffees, một số ông lớn ngoại cũng đã phải ngậm đắng khi quá tự tin gia nhập thị trường Việt Nam. Thương hiệu cà phê ILLY nổi tiếng tại châu Âu và trên thế giới vào Việt Nam cũng bị phá sản khi chỉ kịp mở 2 cửa hàng cà phê tại TP.HCM.
Tháng 8/2016, chuỗi cà phê NYDC cũng từng phải rút lui khỏi Việt Nam sau 5 năm thâm nhập.
Tuần trước, chuỗi cửa hàng cà phê nội đình đám một thời The KAfe cũng chính thức đóng cửa. Nhiều cơ sở kinh doanh của The KAfe tại các thành phố lớn đã được chuyển nhượng lại cho đơn vị khác.
The KAfe do startup Đào Chi Anh gây dựng từng được xem là biểu tượng của startup Việt khi huy động được tới 5,5 triệu USD từ một nhà đầu tư nước ngoài. Sau đó, những mâu thuẫn nội bộ đã khiến CEO của chuỗi phải dứt áo ra đi.
Theo các doanh nhân, bên cạnh việc không nghiên cứu kỹ thị trường, thói quen khách hàng tại Việt Nam thì mặt bằng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của hệ thống.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPP - quản lý đơn vị nhượng quyền Dunkin’ Donuts, cho biết mặt bằng chính là rào cản lớn nhất khiến các ông lớn thức ăn nhanh, cà phê ngoại không thể mở rộng chuỗi cửa hàng như tuyên bố ban đầu khi đặt chân vào thị trường Việt Nam.
“Các đơn vị đến trước gần như chiếm lĩnh hết những vị trí thuận lợi. Điểm mình thích, muốn thuê thì chủ họ rất khó hợp tác, hoặc mức giá quá cao”, ông này phân tích.
Trong khi đó bà Thanh Nguyễn, CEO Anphabe cho rằng thói quen uống cà phê của phần lớn người trẻ Việt Nam là thói quen "không chung thủy" mà là trải nghiệm không gian. Nếu cà phê không ngon, không đặc biệt thì người dùng sau một lần đến sẽ đi tìm quán khác mới lạ hơn.
Ông Billy Sin, Giám đốc kinh doanh khu vực châu Á của Gloria, khẳng định Việt Nam cũng giống như Thái Lan, Malaysia... là thị trường tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ đồ uống. Là nước xuất cà phê lớn nhất, nhì thế giới, nhưng Việt Nam chỉ có thế mạnh về cà phê vối Robusta (cà phê rang mộc), còn Gloria Jean's tập trung phát triển cà phê Arabica, nên sẽ không chịu ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, đến năm 2012, Gloria Jean's mới chỉ mở được 6 cửa hàng tại khu vực TP.HCM. Thậm chí, cửa hàng Gloria Jean’s Coffees trên đường Đồng Khởi đã bị đóng cửa do chi phí thuê mặt bằng quá cao, lợi nhuận không đủ để bù đắp.
Đến cuối năm 2016, Gloria Jean's chỉ còn 2 cửa hàng tại Việt Nam, một tại khu vực hồ Con Rùa và một tại Grand View, Phú Mỹ Hưng.
Trước Gloria Jean’s Coffees, một số ông lớn ngoại cũng đã phải ngậm đắng khi quá tự tin gia nhập thị trường Việt Nam. Thương hiệu cà phê ILLY nổi tiếng tại châu Âu và trên thế giới vào Việt Nam cũng bị phá sản khi chỉ kịp mở 2 cửa hàng cà phê tại TP.HCM.
Tháng 8/2016, chuỗi cà phê NYDC cũng từng phải rút lui khỏi Việt Nam sau 5 năm thâm nhập.
Tuần trước, chuỗi cửa hàng cà phê nội đình đám một thời The KAfe cũng chính thức đóng cửa. Nhiều cơ sở kinh doanh của The KAfe tại các thành phố lớn đã được chuyển nhượng lại cho đơn vị khác.
The KAfe do startup Đào Chi Anh gây dựng từng được xem là biểu tượng của startup Việt khi huy động được tới 5,5 triệu USD từ một nhà đầu tư nước ngoài. Sau đó, những mâu thuẫn nội bộ đã khiến CEO của chuỗi phải dứt áo ra đi.
Theo các doanh nhân, bên cạnh việc không nghiên cứu kỹ thị trường, thói quen khách hàng tại Việt Nam thì mặt bằng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của hệ thống.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPP - quản lý đơn vị nhượng quyền Dunkin’ Donuts, cho biết mặt bằng chính là rào cản lớn nhất khiến các ông lớn thức ăn nhanh, cà phê ngoại không thể mở rộng chuỗi cửa hàng như tuyên bố ban đầu khi đặt chân vào thị trường Việt Nam.
“Các đơn vị đến trước gần như chiếm lĩnh hết những vị trí thuận lợi. Điểm mình thích, muốn thuê thì chủ họ rất khó hợp tác, hoặc mức giá quá cao”, ông này phân tích.
Trong khi đó bà Thanh Nguyễn, CEO Anphabe cho rằng thói quen uống cà phê của phần lớn người trẻ Việt Nam là thói quen "không chung thủy" mà là trải nghiệm không gian. Nếu cà phê không ngon, không đặc biệt thì người dùng sau một lần đến sẽ đi tìm quán khác mới lạ hơn.
Theo: Báo VietNamBiz
Xem Thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.