Trang

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

Xuất khẩu lúa gạo khởi sắc giúp thu về 317 triệu USD trong th��ng 6

Theo số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 6/2018 ước đạt 604.000 tấn, giá trị đạt 317 triệu USD.
tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các địa phương đã giúp nâng cao chất lượng lúa gạo", GS.Võ Tòng Xuân đánh giá.
[IMG]
Do nhu cầu thấp và ảnh hưởng tồn kho gạo cũ của Thái Lan, nên suốt thời gian dài xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn trong tình trạng trì trệ. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo đã khởi sắc trở lại, tăng 24,6% về lượng và tăng đến 42,4% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Dự báo 6 tháng cuối năm thị trường vẫn sẽ tốt vì nhu cầu từ các thị trường truyền thống đã củng cố thêm niềm tin xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu gạo tháng 6/2018 ước đạt 604.000 tấn với 317 triệu USD, đưa xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,6 triệu tấn và kim ngạch 1,8 tỷ USD, tăng 24,6% về lượng và tăng 42,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá xuất khẩu bình quân đạt 505 USD/tấn, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Số liệu cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng nhất về thị trường nhập khẩu gạo từ Việt Nam trong những tháng đầu năm nay với 30% thị phần, đạt 844.1000 tấn và 449,4 triệu USD. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Iraq (gấp 25,7 lần), Malaysia (gấp 2,8 lần), Hoa Kỳ (gấp 2,4 lần), Hồng Kông (tăng 49%), Philippines (tăng 37,9%) và Gana (tăng 17,9%) so với cùng kỳ.
Riêng thị trường Indonesia tăng đột biến, gấp 290,8 lần về lượng và tăng gấp 269,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 596.058 tấn, trị giá 280,04 triệu USD, chiếm 17,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Indonesia.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, quá trình chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu giống lúa từ phẩm cấp thấp sang lúa chất lượng cao đã làm thay đổi cục diện xuất khẩu, giúp hạt gạo Việt có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Theo đó, ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2017 - 2018, Cục Trồng trọt và các ngành, địa phương đã chỉ đạo việc áp dụng cơ cấu giống rất sát với yêu cầu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Trong đó, tỷ lệ gạo thơm, gạo đặc sản đã chiếm phần lớn trong cơ cấu giống (31 – 32%), gạo chất lượng cao chiếm 32%, gạo nếp 9 – 10%, gạo trung bình còn khoảng 17% và các loại gạo khác.
Chuyên gia nông nghiệp GS. Võ Tòng Xuân nhận định, từ cuối năm 2017 đến nay, giá gạo xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trưởng và hiện đạt mức cao hơn các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ từ 50 - 100 USD/tấn.
"Ngành lúa gạo của Việt Nam đang có những chuyển biến khá lạc quan, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các địa phương đã giúp nâng cao chất lượng lúa gạo", GS.Võ Tòng Xuân đánh giá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.