Trang

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Dự kiến Việt Nam sẽ là th�� trường chiến lược đầu tiên của Go-Jek

Được sự hậu thuẫn của Go-Jek, một "kỳ lân" xuất thân từ Indonesia, vốn được xem là đối thủ đáng gờm của Grab tại Đông Nam Á, ứng dụng gọi xe Go-Viet đã bắt đầu những hoạt động đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam.

>>> nguồn https://vietnambiz.vn/go-viet-ung-dung-duoc-hau-thuan-boi-go-jek-sap-gia-nhap-thi-truong-50524.html


Dự kiến Việt Nam sẽ là thị trường chiến lược đầu tiên của Go-Jek khi vươn mình ra Đông Nam Á.

Go-Viet được 'hậu thuẫn' từ Go-Jek?
Dự kiến Việt Nam sẽ là thị trường chiến lược đầu tiên của Go-Jek khi vươn mình ra Đông Nam Á và Go-Viet là công ty được Go-Jek lựa chọn và chuyển giao công nghệ cũng như đầu tư mạnh về mặt tài chính để hoạt động.


Go-Jek được thành lập vào năm 2010 và hiện dẫn đầu thị trường gọi xe với khoảng 900.000 tài xế đối tác tại Indonesia, thị trường lớn nhất Đông Nam Á. Không dừng lại ở dịch vụ gọi xe công nghệ, định hướng của Go-Jek là trở thành một nền tảng phục vụ người dùng ở nhiều dịch vụ khác nhau như gọi thức ăn, hỗ trợ khách hàng đi chợ, giúp việc tại nhà, thanh toán trực tuyến,... Chứ không phải chỉ là gọi xe.


Chính điều này đã khiến Go-Jek trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư về công nghệ và e-commerce. Vào đầu năm 2018, tập đoàn Go-Jek đã được định giá ở mức 5 tỷ USD sau khi có tin đồn huy động vốn thành công từ những "gã khổng lồ" như Google, JD.com, KKR, Warburg Pincus, Tencent. Mức định giá của Go-Jek đã gần bằng Grab ngay cả khi công ty này chưa mở rộng ra các nước khác.


Không chỉ về mặt tài chính, công nghệ cũng là một thế mạnh của Go-Viet khi bên này được chuyển giao nền tảng công nghệ từ chính Go-Jek và ứng dụng được tối ưu hóa và điều chỉnh riêng để phù hợp nhất cho thị trường Việt Nam.


Hệ sinh thái tạo ra giá trị cho cả người dùng và tài xế
Khi thông tin Uber bị thâu tóm chính thức công bố, nhiều câu hỏi đặt ra: liệu quyền lợi người dùng còn được đảm bảo khi Grab độc quyền? Nhiều ý kiến cho rằng, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là các tài xế Grab và Uber hiện nay. Chính sách đối với tài xế của Grab cũng có thể sẽ có sự thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn.


Đội ngũ Go-Viet được cho là sẽ quan tâm đến quyền lợi tài xế bởi họ chính là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và là yếu tố tạo nên sự yêu thích cho dịch vụ. Một hệ sinh thái tốt không thể chỉ dựa vào khách hàng mà còn phải làm hài lòng bên cung cấp.


Bên cạnh đó, Go-Viet rất quan tâm đến việc hỗ trợ cuộc sống của người dân; từ việc mang lại mức thu nhập ổn định cho tài xế đến những trải nghiệm dễ dàng và tiện lợi khi sử dụng ứng dụng Go-Viet để đáp ứng nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của người dùng.


Dựa trên những nền tảng đó, Go-Viet chiêu mộ đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường địa phương, giúp họ dễ dàng nắm bắt tâm lý của khách hàng, đem đến những trải nghiệm tốt hơn và có nhiều ưu đãi hơn dành cho các tài xế cũng như khách hàng.


Hiện tại một số thông tin về tuyển dụng tài xế của Go-Viet đang được truyền tải trên một số diễn đàn dành riêng cho các tài xế lái xe. Với mức thu nhập hấp dẫn và ổn định, Go-Viet thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới này.

Ứng dụng Go-Viet, theo như nguồn tin chia sẻ, có thể sẽ bắt đầu hoạt động sớm trong thời gian sắp tới.

Go-Viet hoàn toàn là công ty Việt Nam và toàn bộ các thành viên trong nhóm sáng lập và điều hành của Go-Viet đều là người Việt; và họ có quyền quyết định về định hướng chiến lược và hoạt động của Go-Viet tại thị trường nội địa. Lúc này Go-Jek được cho là sẽ đóng vai trò nhà đầu tư chiến lược với Go-Viet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.