Trang

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Giải phát cho công ty tỷ đô của Tân Hiệp Phát đưa ra trong năm 2017

Chủ đề: Trần Ngọc Bích 

(https://www.youtube.com/watch?v=NEJBZ0iy9CI
)

Mô hình công ty gia đình là mô hình kinh doanh lâu đời và phổ biến trên thế giới. Khoảng 70 năm trước, ở các nước Châu Âu, mô hình DN gia đình đã phát triển. Những tập đoàn danh tiếng như Ford, Volkswagen, Toyota, Samsung, SoftBank… đều có xuất phát điểm là các công ty gia đình. Theo báo cáo đánh giá trên toàn thế giới, doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng của DN gia đình tốt hơn DN khác 10%.

Thế nhưng, khái niệm này khá mới mẻ ở Việt Nam. Tại Việt Nam, sự hiện hữu của các DN gia đình nhiều hơn khi kinh tế tư nhân được "cởi trói" sau công cuộc đổi mới năm 1986. Đa số các chuyên gia đều đánh giá cao những đóng góp  và vai trò quan trọng của các gia đình doanh nhân trong sự phát triển của nền kinh tế.

Gia đình tập đoàn Tân Hiệp Phát
Gia đình tập đoàn Tân Hiệp Phát

Bà Trần Uyên Phương – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát nhận định: "Điểm mạnh của DN gia đình ở các yếu tố nhóm chủ sở hữu ổn định và kiểm soát tập trung, sự trung thành của những người liên quan, dịch vụ chăm sóc nhân viên tốt; đầu tư dài hạn, bền bỉ, sự quyết đoán, táo bạo và niềm tự hào, giàu đam mê cống hiến,...  

Tin liên quan:

Điểm yếu là sự bòn rút về cổ tức, hoặc không đủ vốn tái đầu tư, quá trung thành với các sản phẩm truyền thống, chậm thích nghi với thị trường; thiếu tâm lý về thành tích mà mong muốn sự hài hòa; sự chiếm hữu của người lãnh đạo quá dài; quyết định chậm trước cơ hội, xung đột trong gia đình các vấn đề về thừa kế, quản trị kém. Tuy nhiên, việc kiểm soát tập trung vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu bởi cái gì cũng cho là bí mật, chỉ giữ trong gia đình, khó thu hút người tài".

"Tại DN gia đình luôn tồn tại song hành giữa quyền sở hữu và tinh thần làm chủ. Để quản trị tốt, các DN gia đình cần kết hợp giữa chuyên nghiệp hóa với chủ nghĩa gia đình; văn hóa làm việc nhóm, sự trung thành, dũng cảm của nhân viên. Trong DN gia đình, lỗi lầm thì được tha thứ nhưng vi phạm đạo đức thì không được tha thứ" - Bà Trần Uyên Phương chia sẻ.

Nguồn tin tham khảo:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.